Teya Salat
VUNGOCSON94.WAP.SH

|

Phân Tích Nhân Vật Bà Cụ Tứ
♦ Mở Bài
Kim Lân thuộc hàng những cây bút truyện ngắn tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Ông thường viết về nông thôn và những con người dân quê , lam lũ hồn hậu , chất phác mà giàu tình yêu thương . Vợ nhặt là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông . Tác phẩm đã khắc hoạ tình cảnh thê thảm của nhân dân ta trong nạn đói năm 1945 đồng thời khẳng định , ca ngợi tình yêu thương , đùm bọc , khát khao hạnh phúc , hướng đến tương lai của những người dân lao động . Trong đó nhân vật bà cụ Tứ được nhà văn khắc hoạ rất sinh động , tinh tế , là một người mẹ nghèo khổ , trải đời , giàu tình yêu thương và có nội tâm phong phú , phức tạp .
♦ Thân Bài:
Kim Lân rất am hiểu nông thôn và đời sống của nhân dân nên ông có những trang viết sâu sắc, cảm động. Truyện Vợ nhặt rút từ tập Con chó xấu xí) được coi là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân. Thiên truyện có một quá trình sáng tác khá dài. Nó vốn được rút ra từ tiểu thuyết Xóm ngụ cư (cuốn tiểu thuyết viết dang dở ở thời kì trước Cách mạng). Hoà bình lập lại, Kim Lân viết lại. Vợ nhặt mang dấu ấn của cả một quá trình nghiền ngẫm lâu dài về nội dung và chiêm nghiệm kĩ lưỡng về nghệ thuật.
Tác phẩm dã tái hiện lại bối cảnh ngày đói vô cùng thê thảm ở nông thôn Việt Nam do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra năm 1945 . Ông đặc tả chân dung người năm đói “khuôn mặt hốc hác u tối”, “Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma”, và “bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma”. Trong không gian của thế giới ngổn ngang người sống kẻ chết ấy, tiếng quạ “gào lên từng hồi thê thiết” cùng với “mùi gây của xác người” . Nhưng quan trọng hơn, bên cạnh mảng tối của bức tranh hiện thực buồn đau là mảng sáng của tình người , của một chủ nghĩa nhân văn tha thiết, cảm động.
Trong tác phẩm, bà cụ Tứ là nhân vật xuất hiên muộn nhất nhưng được tấc giả đầu tư nhiều công sức nghệ thuật nhất trong việc khắc họa tâm trạng. Bà cụ Tứ xuất thân là dân ngụ cư, nghèo khổ, chồng và đứa con gái út đã mất, bà ở vậy nuôi con – Tràng, cay đắng, cơ cực xuất hiện trong buổi chiều trạng vạng: “ Lọng khọng đi từ ngoài vào. Vừ đii vừa lẩm bẩm tính toán cái gì đó” và bà cũnggiống như bao người mẹ khác rất yêu con cái – vẻ đẹp nhân văn được thể hiên.
Tâm lí ở cụ Tứ có phần phức tạp , với những nỗi niềm trắc ẩn trong chiều sâu riêng của người già từng trải và nhân hậu. Vào buổi tối hôm trước khi Tràng mang người vợ nhặt về. Thấy Tràng reo lên như 1 đứa trẻ con, bồn bã khác thường khi thấy mẹ. Tâm trạng của bàlúc này trở nên phấp phổng. Có cái gì đó bất thường đang chờ đợi bà. Bà ngạc nhiên đứng xững lại bởi vì căn nhà xưa nay chỉ có bà và Tràng nay lại xuất hiên thêm 1 người đàn bà xa lạ. Vì thế 1 loạt câu hỏi xuất hiện trong đầu bà: “ Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? người đàn bà lại đứng ngay đầu giường thằng con mifnhthees kia? Sao lại gọi mình bằng u? không phải con cái đục mà. Ai thế nhỉ?”
Ngạc nhiên làm bà không thể tin vào cảm giác của đôi mắt mình nữa:” bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn ra thì phải”. Nhưng thực ra thì mắt bà không nhoèn bà chưa phải già cả điếc lác như chị vợ nhặt nghĩ ban đầu. Bà chưa hình dung đến việc có 1 ngày mình lại được đón con dâu trong tình cảnh trớ trêu như thế này. Nỗi niềm tủi thân và 1 lòng thương con vô hạn. Điều này được thể hiện ở dáng bà lão cúi đầu nín lặng khi nghe lời Tràng thưa gửi. Bà tự trách mình chua chat cho số phận đứa con trai dường như lúc này nỗi cay đắng của bà đang dâng lên tột đỉnh và người mẹn nghèo khổ ấy đã khóc. Nước mắt của sự thương xót buồn tủi và đặc biệt là sự ám ảnh về nạn đói năm 45 thật khủng khiếp. Trong lòng bà rấy lên 1 nỗi lòng lo lắng biết rằng chúng nó nuôi đc nhau sống qua nổi cái nạn đói này hay không.
Từ tủi phận rồi lo lắng tâm trạng của bà lão có sự chuyển biến đó là niềm vui bà mừng vì con hạnh phúc. Như vậy bổn phận làm mẹ của bà đã đc thỏa nguyện và bà suy nghĩ rằng con trai bà có vợ đồng nghĩa với việc nó đã nên người. Không chỉ có tình mẫu tử mà trong hoàn cảnh khốn khổ cùng nhất bà cụ Tứ là hiện hữu của tình người tình người mộc mạc dưng dưng của người dân lao động nghèo thương yêu đùm bọc nhau khi hoạn nạn. Cái tình người của sự đồng cảm thân phận.
Bà cụ tứ đã chọn điểm nhìn để chấp nhận cuộc hôn nhân bất đác dĩ ấy. Không phải từ vị trí của 1 bà mẹ chồng bà không nghĩ cho mình bà nghĩ cho con đặc biệt bà nghĩ cho Thị. Lời nói của bà cụ tứ còn mang1 sự hàm ơn sâu sắc.
Câu nói đầu tiên mà bà nới với chị vợ nhặt và Tràng là câu nói chan chứa tình mẫu tử, tình người: Ừ thôi thì chúng mày đã phải duyên phải kiếp với nhau thì u cũng mừng lòng”. Tràng dường như đã cắt đc nỗi lo toan trong lòng còn chị vợ nhặt thì tâm trặng hẳn là còn hơn thế nữa mọi nỗi lo lắng tủi hổ về thân phận đã đc giải tỏa. Bỏi vì câu nói của bà cụ tứ làm cho cuộc hôn nhân của chị đối với Tràng ko còn là chuyện nhặt đc nhau giữa đường giữa chợ mà nó cũng bình đẳng như bao cuộc hôn nhân khác.
Mặc dù rất cố gắng nhưng trong suy nghĩ của ng mẹ vẫn trĩu nặng 1 nỗi lo lắng vì tương lai của con mình. Trong lòng bà lại ám ảnh truyên cũ đó là hình ảnh ông lão rồi dứa con út đã rời xa vì đói khổ. Đó chính là cuộc đời của bà với 1 kiếp ng dài dằng dặc đau khổ.
Tâm trạng của bà cụ Tứ có sự thay đổi hạnh phúc của con dâu làm bà vui hơn, hi vọng hơn trên khuôn mặt của bà thấy nhẹ nhõm tươi tỉnh rạng rỡ hẳn lên. Cùng với con dâu bà cụ cũng “xăm xăn” quét dọn rẫy những búi cỏ mọc nham nhở ở trong vườn ra sức thu xếp căn nhà cho sạch sẽ quang quẻ hơn với hi vọng cuộc đời có cơ khấm khá.
Trong bữa ăn bà cụ nói toàn truyện vui, toàn truyện sung sướng sau này. Bà cụ nghĩ đến một đôi gà, một đàn gà trong sân nhà như một hình ảnh chân thực và cảm động của hạnh phúc. Những bát cháo đã hết nhưng bà cụ Tứ không muốn dứt cái niềm vui đang đến trong lòng mình, bà đã vui vẻ cố gắng tạo nên vui vẻ trong những lời nói khi bà bưng nồi cháo cám ra. Nhưng niềm vui nhỏ bé của bà đã sớm tắt bởi vị chát đắng của bát cháo cám và âm thanh của hồi trống thúc thuế dội vang lên từ đình làng. Trong âm thanh ấy có, có cả tiếng đàn quạ đang chợt bay vù lên. Đến lúc này, sự đổ vỡ đã xãy ra hoàn toàn trong tâm trạng bà cụ Tứ. Không còn nói được những lời vui vẻ nữa, bà thể nói: “Giời đất này không chắc còn sống được đâu các con ạ…”. Bà cụ Tứ đã hoàn toàn tuyệt vọng?. Không. Sau những lời nói của cô con dâu về một sự đổi đời, có lẽ trong lòng bà cụ Tứ đang nhen lên một tia hi vọng về tương lai và hnạh phúc của con mình.
Với một nghệ thuật tinh tế, ngôn ngữ chọn lọc, chi tiết đặc sắc, Kim Lân đã diễn tả được tâm lí của bà cụ Tứ, một bà cụ nông thôn nghèo mà hiểu biết, yêu thương con và yêu thương cả những cảnh đời oái oăm, tội nghiệp bằng một tấm lòng nhân ái cảm động.
♦ Kết Bài
Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân , là tác phẩm giàu giá trị hiện thực , nhân đạo ; là bài ca về tình người ở những người nghèo khổ , ca ngợi niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng của con người . Truyện xây dựng thành công hình tượng nhân vật bà cụ Tứ , một người mẹ nghèo khổ mà ấm áp tình thương , niềm hi vọng , lạc quan qua cách dựng tình huống truyện và dẫn truyện độc đáo, nhất là ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, khiến tác phẩm mang chất thơ cảm động và hấp dẫn.


Biên Soạn: Sk_pr0 12D
>> Trang Chủ